Ba lý do lương hưu ngày càng thấp bạn không nên bỏ qua
Bây lâu nay đa phần chúng ta cho rằng khi về già đã có lương hưu để an tâm tuổi già, điều này là sự thực chúng ta vẫn đã và đang thấy trong quá khứ, tuy vậy trong tương lai liệu có đúng không? Chúng tôi cho rằng không hề, điều đúng trong quá khứ chưa hẳn sẽ đúng trong tương lai. Đọc ngay để biết 3 lý do vì sao lương hưu sẽ càng ngày càng thấp trong tương lai.
Lý do thứ nhất: Số năm đóng bảo hiểm xã hội tăng chậm hơn so với số năm hưởng lương hưu rất nhiều và ngày càng gia tăng khoảng cách
Các thế hệ đi trước lương hưu đủ sống là vì tuổi thọ thấp làm cho số năm hưởng ngắn, từ đó được nhận lương hưu cao hơn. Ta dễ dàng thấy tuổi thọ trong quá khứ khá thấp dẫn đến thời gian hưởng lương hưu trong quá khứ thấp hơn nhưng tuổi thọ trong tương lai ngày càng tăng.
Giả định tuổi nghỉ hưu trung bình người Việt là 57 tuổi (nữ 55 tuổi, nam 60 tuổi) thì tương ứng với mỗi mức tuổi thọ thì thời gian nghỉ hưu sẽ là:
– Năm 1980 là 67.55 tuổi; Thời gian hưởng lương hưu 10.55 tuổi
– Năm 1990 là 70.54 tuổi; Thời gian hưởng lương hưu 13.54 tuổi
– Năm 2000 là 73.26 tuổi; Thời gian hưởng lương hưu 16.26 tuổi
– Năm 2010 là 75.12 tuổi; Thời gian hưởng lương hưu 18.12 tuổi
– Năm 2016 là 76.25 tuổi. Thời gian hưởng lương hưu 19.25 tuổi
Như vậy có thể thấy rằng cùng 1 quỹ lương hưu thì năm 1980, 1 người sẽ được nhận gấp 2 so với năm 2016 (tổng quỹ lương hưu chia cho số người nghỉ hưu và số năm nghỉ hưu).
Trong tương lai 10 năm, 20 năm, 30 năm nữa tuổi thọ con người vẫn sẽ tiếp tục tăng, lương hưu sẽ còn thấp nữa. Vì thế lương hưu thực tế của chúng ta sẽ rất thấp trong tương lai, và thấp hơn rất nhiều so với những người đi trước.
Tìm hiểu thêm: 5 lý do tích sản cổ phiếu an toàn và hiệu quả
Lý do thứ hai: Lãi suất có xu hướng giảm mạnh và có thể tiến về không hoặc âm trong tương lai, điều này làm cho quỹ bảo hiểm sinh lời rất kém.
Nguồn: Tradingeconomics.com
- Tại nghị định số 88/2016 có quy định quỹ hưu trí phải đầu tư tối thiểu 50% tổng giá trị vào trái phiếu chính phủ, trên thực tế quỹ bảo hiểm xã hội ở Việt Nam hiện đầu tư tới 85% vào trái phiếu chính phủ (số liệu năm 2020), bên cạnh đó số còn lại đầu tư chủ yếu vào chứng chỉ tiền gửi tại các ngân hàng an toàn cao. Và với tình hình lãi suất giảm từ mức 11% năm 2010 xuống 3.37% năm 2020 thì lãi thu được trên mỗi đơn vị vốn đầu tư đã giảm tới 70%.
Có thể bạn cũng quan tâm: Chiến lược tích sản cổ phiếu hiệu quả
Lý do thứ ba: Mức đóng bảo hiểm của đa phần chúng ta tương đối thấp (trừ doanh nghiệp nước ngoài)
Hiện nay chỉ có 1 số công ty nước ngoài đóng bảo hiểm cho người lao động theo lương thực nhận, còn lại đối với doanh nghiệp, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp tư nhân đa phần đóng bảo hiểm theo mức lương cơ bản. Thực tế mức lương cơ bản thường giao động từ 35% đến 60% so với mức lương thực nhận. Như vậy lương hưu thực tế so với mức lương thực nhận (loại trừ các trường hợp công ty nước ngoài đóng đầy đủ lương) sẽ chỉ tương đương 16% – 45% lương thực nhận trung bình cả quá trình đóng bảo hiểm mà thôi.
Kết luận: Từ ba lý do trên có thể thấy, nếu chúng ta chỉ trông chờ vào lương hưu từ đóng bảo hiểm xã hội thì sẽ rất rủi ro cho tuổi già, chúng ta cần sớm xây dựng được nguồn thu nhập thụ động hoặc gia tăng thêm khoản tiền khi về già thông qua các quỹ hưu trí tự nguyện hoặc các kế hoạch đầu tư tích sản.
Vì thế chúng ta không thể dựa vào số tiền càng ngày càng ít khi về già được. Chúng ta hãy tích sản cho mình sớm nhất có thể để tương lai an nhàn hưu trí!
Tham khảo chiến lược tích sản cổ phiếu hiệu quả tại: https://tichsancophieu.vn/xay-dung-danh-muc-tich-san-co-phieu-nhu-the-nao-cho-hieu-qua/
Tìm hiểu các khóa học đầu tư chứng khoán, tự do tài chính tại đây: AzFin Academy
Đọc và tìm hiểu thêm các kiến thức kinh nghiệm đầu tư tại đây: AzFin.vn