Mục lục bài viết
Tổng quan về doanh nghiệp LHG
Khu công nghiệp Long Hậu là khu công nghiệp được quy hoạch theo quyết định số 1107/QĐ-TTg ngày 21/08/2006 của Thủ tướng chính phủ, quy hoạch phát triển các khu công nghiệp ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020. Khu công nghiệp Long Hậu là KCN hỗn hợp, nhiều ngành nghề và ít gây ô nhiễm. Công ty bắt đầu niêm yết vào ngày 23/03/2010 tại sàn HSX với mã giao dịch là LHG. Hiện nay mã cổ phiếu đang được giao dịch với thanh khoản trung bình 10 phiên là 65,400 cổ phiếu.
Họ kinh doanh gì ?
CTCP Long Hậu (HSX: LHG) phát triển các KCN Long Hậu tại tỉnh Long An, có vị trí gần ranh giới với TP.HCM. LHG hiện đang phát triển các KCN (bao gồm Long Hậu 1,2 & 3 với tổng diện tích khu vực lần lượt là 137 ha; 108,5 ha và 124 ha). 3 dự án này chỉ cách trung tâm TP.HCM khoảng 19 km. Tính đến cuối năm 2021. KCN Long Hậu 1 & 2 đã lấp đầy hoàn toàn, trong khi Long Hậu 3.1 được lấp đầy khoảng 35%.
Ngoài ra LHG cũng đang triển khai mở rộng cho KCN Long Hậu cũng như có kế hoạch phát triển KCN An Định tại tỉnh Vĩnh Long – Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Mảng hoạt động chính LHG bao gồm cho thuê đất & nhà xưởng với cách ghi nhận như sau:
- Mảng cho thuê BĐS KCN, LHG tiến hành cho thuê các hạ tầng xây dựng cho doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, các khoản thu từ hoạt động này sẽ được ghi nhận trực tiếp một lần.
- Mảng cho thuê nhà xưởng sẽ có hình thức ghi nhận khác nhau. Đối với các nhà xưởng xây sẵn (NXXS) và nhà xưởng cao tầng (HRF). LHG sẽ ghi nhận doanh thu đều hàng năm, trong khi nhà xưởng xây dựng theo yêu cầu (BTS) sẽ chỉ ghi nhận doanh thu 1 lần
Cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo LHG ra sao ?
Phần lớn cổ phần của LHG được nắm giữ bởi Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận thuộc sở hữu của UBND TP. HCM. Ban lãnh đạo cùng người nhà nắm giữ khoảng 12.5% cổ phần và các cổ đông khác nắm giữ gần 39%.
Tỷ trọng sở hữu của ban lãnh đạo ở mức vừa phải ( khoảng 12.5%), vừa có thể là động lực thúc đẩy BLĐ tìm cách gia tăng lợi nhuận trong tương lai, lợi ích cổ đông cũng không bị thiệt.
Công ty TNHH Một thành viên Phát triển Công nghiệp Tân Thuận (IPC) đang sở hữu 49% cổ phần cũng là công ty thành lập LHG. IPC đồng thời là đơn vị tiên phong tại TP.HCM phát triển cơ sở hạ tầng và KCN phía nam Tp.HCM nhằm cải cách vùng nông thôn thành các quận hiện đại
Tại sao nên tích sản cổ phiếu LHG ?
Làn sóng FDI tiếp tục đổ bộ mạnh mẽ trong tương lai
Tuy vốn đăng ký mới giai đoạn 11 tháng đầu năm chưa hồi phục hoàn toàn do diễn biến chính sách tiền tệ thắt chặt, tỷ giá các nước đang phát triển chưa được ổn định cũng như các biến động địa – chính trị toàn cầu, song FDI cũng đang dần được cải thiện, vốn điều chỉnh tăng 18.9%; Vốn thực hiện các dự án đầu tư nước ngoài tăng 15.1% so với cùng kỳ. Có thể nói việc vốn điều chỉnh tiếp tục duy trì đà tăng là tín hiệu khẳng định niềm tin của nhà đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế, môi trường đầu tư của Việt Nam thông qua đầu tư mở rộng dự án hiện hữu.
Ngoài ra Việt Nam cũng là một điểm đến hấp dẫn cho các doanh nghiệp FDI nhờ lợi thế cạnh tranh quốc gia như (1) chi phí nhân công tương đối thấp so với các nước trong khu vực ( lương nhân công thấp hơn 60% so với Trung Quốc), (2) chính sách khuyến khích dòng vốn FDI thông qua các hiệp định FTAs được ký kết và (3) các quy định pháp lý về quản lý KCN/KCX được cải thiện (hạn chế thủ tục lằng nhằng không mang lại hiệu quả, cho phép các tỉnh thành, địa phương chủ động thúc đẩy FDI tại tỉnh mình,….)
Thêm vào đó, Việt Nam được hưởng lợi từ làn sóng chuyển dịch đầu tư tại Trung Quốc nhờ lợi thế vị trí lân cận với cơ sở sản xuất hiện có của Trung Quốc. Ngoài ra, thị phần sản xuất của Việt Nam tham gia chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu còn rất nhỏ so với Trung Quốc (chỉ ở mức khoảng 0.3%, trong khi ở Trung Quốc là 28%). Do đó, một sự thay đổi cơ cấu nhỏ từ Trung Quốc sang Việt Nam có thể giúp Việt Nam đạt được sự tăng trưởng mạnh trong tương lai
=>>> Làn sóng FDI đổ bộ mạnh mẽ sẽ thúc đẩy lợi nhuận mảng cho thuê BĐS KCN trong tương lai.
Xu hướng nhà xưởng xây sẵn (NXXS) gia tăng, đặc biệt là ở các khu vục thành phố lớn
Trái ngược với nguồn cung đất KCN, nguồn cung diện tích NXXS không phụ thuộc nhiều vào sự chấp thuận của Chính phủ, do đó NXXS hoàn toàn có thể dễ dàng đáp ứng nhu cầu gia tăng mạnh mẽ của các nhà đầu tư.
Thêm vào đó, chính sách cho phép các nhà đầu tư FDI tìm hiểu môi trường đầu tư tại Việt Nam trước khi đầu tư vào các dự án có giá trị cao và dài hạn, cùng với tỷ lệ lấp đầy và giá đất KCN tăng cao tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh công nghiệp lân cận đã làm cho phân khúc NXXS đang dần trở thành sự lựa chọn hấp dẫn cho các doanh nghiệp có quy mô không quá lớn
=>>> Kỳ vọng, mảng kinh doanh NXXS tăng trưởng mạnh mẽ và mang lại dòng tiền đều đặn trong tương lai.
LHG sở hữu KCN có vị trí địa lý đắc địa, giá thuê cao và tăng dần theo thời gian
Các KCN của LHG đều gần cảng biển và giáp ranh với TP.HCM, chỉ cách trung tâm TP.HCM 19 km. Các KCN Long Hậu chỉ cách cụm cảng Hiệp Phướng 3 km, Cảng Cát Lái 25km và Sân bay Tây Sơn Nhất 25km. Nhờ địa thế đẹp, Các KCN của Long Hậu đều có mức thuê đất cao hơn so với mặt bằng chung tại tỉnh Long An, thậm chí mức thuê có thể ngang với các KCN tại huyện Bình Chánh, Nhà Bè.
Ngoài ra Long Hậu được hưởng lợi khi khu vực lân cận, KCN Hiệp Phước (HPI) đang gặp trở ngại pháp lý do chính quyền địa phương chưa xác định cũng như không phê duyệt tiền thuê đất đối với đất KCN của họ
Doanh nghiệp tăng trưởng nhưng duy trì trả cổ tức tiền mặt cao (cổ tức tiền mặt trung bình 19%/ năm)
Đánh giá tình hình kinh doanh doanh nghiệp
Đánh giá tình hình kinh doanh LHG
Doanh thu 9 tháng đầu năm 2022 giảm 26.78% so với cùng kỳ còn 526 tỷ và LNST giảm mạnh 36.56% so với cùng kỳ còn 172 tỷ. Nguyên nhân đến từ (1) mức cơ sở cao do trong năm 2021, LHG bàn giao khoảng 10 ha cho khách thuê lớn LOGOS, chủ đầu tư phát triển kho bãi và (2) phát sinh chi phí phát triển dự án.
Biên lợi nhuận gộp & biên lợi nhuận ròng đồng thời giảm do LHG ghi nhận điều chỉnh tăng chi phí phát triển lên 24%, từ 81 USD/m2/kỳ thuê lên 100 USD/m2/kỳ thuê
Sức khoẻ tài chính tuyệt vời
Quy mô tài sản và nguồn vốn đều tăng mạnh qua các năm
Nợ vay/ VCSH giảm mạnh. Gần như không có nợ vay nếu xét theo chỉ tiêu nợ vay ròng. Tính đến cuối năm 2021, tỷ lệ này còn 10.09%.
Tỷ lệ chiếm dụng vôn của LHG luôn duy trì ở mức cao và tăng dần qua từng năm cho thấy đơn vị có vị thế trong quan hệ với các đối tác.
Công ty luôn duy trì trả cổ tức đều đặn
Dòng tiền hài hoà
Dòng tiền từ đầu tư âm lớn cho thấy doanh nghiệp trong thời gian qua liên tục mở rộng thông qua dự án KCN Long Hậu, An Định.
Dòng tiền tài chính âm lớn do doanh nghiệp liên tục duy trì trả cổ tức và nợ vay trong những năm qua.
Tương lai doanh nghiệp có gì ?
KCN Long Hậu 3.1 là động lực thúc đẩy lợi nhuận trong 5 năm tới
LHG có diện tích đất có giá trị cao và dư địa cho thuê hiện tại còn rất lớn. Ước tính diện tích thương phẩm còn lại sau khi công ty triển khai hoàn toàn có thể đảm bảo tăng trưởng lợi nhuận cho LHG ít nhất 5-7 năm tới
KCN Long Hậu 3.2 & KCN An Định với quy mô lớn là động lực trong dài hạn
Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển KCN Long Hậu 3.2 với tổng diện tích 90 ha (Chiếm 25% so với diện tích các dự án KCN đang hoạt động hiện tại của LHG). Việc KCN Long Hậu 3.2 đi vào hoạt động sẽ là động lực cho triển vọng tăng trưởng của LHG trong dài hạn
Ngoài ra LHG cũng có kế hoạch đầu tư vào KCN An Định tại tỉnh Vĩnh Long thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. KCN An định có tổng diện tích 200 ha. Giá thuê đất KCN tại địa điểm này dao động từ 75 – 90 USD/m2/Kỳ hạn thuê. Điều này có thể mang lại cho doanh nghiệp khoảng 170 – 200 tỷ lợi nhuận sau khi được lấp đầy.
Rủi ro của LHG là gì ?
- Tỷ lệ hấp thụ đất KCN có thể chậm hơn dự kiến có thể làm giảm giá thuê trung bình cũng như làm giảm lợi nhuận của các nhà phát triển KCN
- LHG có thể phải đối mặt với tình trạng chậm tiến độ đền bù kéo dài – đặc biệt là trong bối cảnh giá đất tại tỉnh Long An tăng cao
- LHG có nghĩa vụ hoàn trả chi phí tái định cư cho IPC, bao gồm giá trị nền tái định cư, chi phí sử dụng vốn và 10% lợi nhuận định mức. Tuy nhiên cho tới hiện nay vẫn không có đủ thông tin để xác định giá trị cụ thể. Do đó, LHG chưa ghi nhận cũng như chưa thanh toán cho IPC. Bê bối kéo dài có thể làm tăng số tiền phải trả cho IPC trong tương lai.