Bạn đừng bao giờ lầm tưởng chỉ doanh nghiệp tư nhân mới hiệu quả và doanh nghiệp nhà nước phát triển sẽ kém hơn. Ngân hàng TMCP Quân Đội là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Trong bối cảnh ngành ngân hàng đang cạnh tranh khốc liệt, MBB từ một ngân hàng cỡ vừa đã vươn lên trở trành NHTMCP lớn nhất Việt Nam ngoài nhóm Big4.
Vậy có nên tích sản cổ phiếu của MBB không? Cùng AzFin tìm hiểu thêm về Ngân hàng này!
Mục lục bài viết
Giới thiệu về ngân hàng MB
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (viết tắt MB, HoSE: MBB) có tên tiếng Anh là Military Commercial Joint Bank. Thường được gọi là Ngân hàng Quân đội – một doanh nghiệp trực thuộc Bộ Quốc phòng.
Lịch sử hình thành và phát triển của MBB
- 1994 – Ngân hàng chính thức tham gia thị trường Việt Nam với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ cùng 25 cán bộ công nhân viên.
- 2000 – Thành lập Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long (hiện được biết đến là Công ty Cổ phần Chứng khoán Ngân hàng TMCP Quân đội MBS) và Công ty Quản lý nợ cùng với khai thác tài sản Ngân hàng TMCP Quân đội MBAMC.
- 2003 – Ngân hàng MB tiến hành cải tổ toàn diện về hệ thống và cán bộ công nhân viên.
- 2004 – Lần đầu tiên phát hành cổ phần theo hình thức bán đấu giá, tổng mệnh giá lên đến 20 tỷ đồng. Đây cũng là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam thực hiện việc này.
- 2005 – Ký kết thỏa thuận cùng với Vietcombank và Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel về vấn đề thanh toán cước viễn thông của Viettel. Ngoài ra còn đạt thỏa thuận hợp tác cùng vớ Citibank.
- 2006 – Thành lập Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Chứng khoán Hà Nội HFM (hiện là Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ đầu tư Ngân hàng Quân đội MB Capital). Thực hiện thành công dự án hiện đại hóa công nghệ hóa CoreT24 của Tập đoàn Temenos Thụy Sĩ.
- 2008 – Ngân hàng MB lần nữa tái cơ cấu tổ chức. Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel trở thành cổ đông chiến lược chính thức của MBB.
- 2009 – Lần đầu ra mắt Trung tâm dịch vụ khách hàng 24/7.
- 2010 – Triển khai chi nhánh đầu tiên tại nước ngoài, cụ thể là nước Lào.
- 2011 – Niêm yết cổ phiếu thành công trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX). Mở rộng thêm chi nhánh tại Campuchia. Nâng cấp hệ thống công nghệ CoreT24 từ R5 thành R10.
- 2019 – Ra mắt logo như hiện tại và xây dựng bộ thương hiệu nhận diện mới.
- 2020 – Ngân hàng MB được trao danh hiệu “Ngân hàng tiêu biểu Việt Nam”.
Tìm hiểu thêm về ngân hàng khác: https://tichsancophieu.vn/vi-sao-nen-tich-san-co-phieu-ptb/
Ngân hàng MB đang kinh doanh gì?
MBB được biết đến là một tổ chức tài chính có trụ sở tại Việt Nam. Hiện nay Ngân hàng chuyên cung cấp các dịch vụ Ngân hàng thương mại và sản phẩm phái sinh tài chính, phục vụ khách hàng cá nhân và các tổ chức.
Ngoài ra Ngân hàng còn hoạt động các dịch vụ bảo hiểm và các dịch vụ liên quan. MB Bank còn tham gia hoạt động kinh doanh trái phiếu và các loại giấy tờ có giá trị, đầu tư chứng khoán và xử lý vàng.
Bên cạnh đó, Ngân hàng MB còn tham gia nhiều hoạt động đầu tư tài chính khác, gồm quản lý danh mục đầu tư thông qua công ty con và các công ty liên kết trực tiếp với MB.
Xem thêm: https://tichsancophieu.vn/tich-san-co-phieu-hnd-tai-sao-khong/
MB Bank có phù hợp tích sản không?
Năm 2011, nếu so sánh trong 4 NHTMCP lớn nhất thì MBB chỉ bằng 1/2 ACB, 2/3 STB và TCB. Cho đến hết năm 2022, MB Bank đã vươn lên trở thành Ngân hàng có quy mô tài sản lớn nhất trong nhóm với tổng tài sản lên đến 728,000 tỷ, gấp 7 lần so với 2011.
Ngân hàng MB có vốn chủ sở hữu tăng trưởng mạnh mẽ và đạt 83,277 tỷ đồng, lọt top đầu hệ thống. Trong năm 2023, MB hoàn toàn có thể đạt 26,500 tỷ mức lợi nhuận trước thuế, nằm trong top 5 Ngân hàng tại Việt Nam đạt lợi nhuận tỷ đô.
Về hiệu quả sinh lời trên vốn chủ sở hữu MBB cũng vươn lên đứng thứ 3 toàn hệ thống, chỉ sau VIB và ACB vượt qua cả VCB.
Về tập khách hàng, MBB đi theo chiến lược đi tắt đón đầu với việc phủ rộng khắp các chợ truyền thống, trường học địa phương, những đối tượng chưa được chú ý với các ngân hàng khác.
Chiến lược này tương đồng với chiến lược lấy nông thôn bao vây thành thị mà Viettel đã từng áp dụng va trở thành số 1 trong lĩnh vực viễn thông. Kết quả là riêng năm 2022, MB Bank có thêm 7 triệu khách hàng, nâng tổng số lên trên 20 triệu khách hàng, thuộc top lớn thứ 3 Việt Nam.
Không chỉ vậy, Ngân hàng Quân đội MB còn là Ngân hàng sở hữu hệ sinh thái mạnh mẽ và đầy đủ dịch vụ nhất Việt Nam với:
- Ngân hàng trung tâm
- Công ty Bảo hiểm nhân thọ
- Công ty Bảo hiểm phi nhân thọ
- Công ty Tín dụng tiêu dùng
- Công ty Chứng khoán
- Công ty Quản lý quỹ
- Công ty Quản lý tài sản
Như vậy MBB không chỉ đơn thuần là một ngân hàng TMCP, MB Bank là một tập đoàn tài chính vươn tới khắp các lĩnh vực tài chính quan trọng trong nền kinh tế.
Ngoài ra MBB còn có các cổ đông lớn chất lượng đến từ Bộ Quốc Phòng, Viettel, TCT Trực Thăng; TCT Tân Cảng Sài Gòn; Hay như SCIC, VCB. Từ đó giúp Ngân hàng này có được nền tảng phát triển mạnh và tỷ lệ vốn không kỳ hạn cao nhất Việt Nam.
Những yếu tố trên đã giúp giá vốn huy động MBB trong nhóm thấp nhất ngành và hiệu quả sinh lời trên VCSH cao thứ ba ngành với trên 25%.
Những yếu tố khiến nhà đầu tư băn khoăn
Nếu dựa trên những gì AzFin đã liệt kê, có thể thấy Ngân hàng Quân đội MB đang trong đà phát triển vô cùng mạnh mẽ. Vậy điều gì đã khiến các nhà đầu tư phải băn khoăn khi tích sản cổ phiếu của MBB?
- Hiện nay, MB Bank đang trích các quỹ phúc lợi khen thưởng và quỹ từ thiện tương đối nhiều, khoảng hơn 10%.
- Công ty con do MB sở hữu vẫn chưa thực sự hoạt động đúng tầm so với khả năng và sức mạnh của Ngân hàng.
- Số lượng cổ phiếu trôi nổi trên thị trường tương đối nhiều.
Chỉ với 3 yếu tố trên đã đủ để khiến các nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư ngắn hạn phải suy nghĩ và không thực sự hài lòng về Ngân hàng này.
Vậy MBB có phù hợp để tích sản không?
Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cùng đối chiếu với Công thức MMA của Cộng đồng Tích sản Cổ phiếu.
- Thứ nhất, yếu tố quản trị của Ngân hàng MB được đánh giá khá tốt.
- Thứ hai, yếu tố định giá của MBB được đánh giá là vô cùng hấp dẫn khi mức P/B = 1; P/E = 4.77. Có thể thấy đây là mức được nhận định thuộc top đầu của ngành Ngân hàng.
- Thứ ba, yếu tố lợi thế cạnh tranh của Ngân hàng MB được đánh giá cao khi sở hữu giá vốn huy động thấp, cổ đông hùng mạnh, tệp khách hàng lớn.
Xét theo công thức MMA, Ngân hàng TMCP Quân Đội Việt Nam (MBB) hoàn toàn phù hợp với Tích sản Cổ phiếu.
Đăng ký tham gia Tích sản cổ phiếu – Đầu tư giá trị cùng AzFin ngay tại đây: https://tichsancophieu.azfin.vn/
Liên hệ với Tích sản cổ phiếu – Đầu tư giá trị theo các thông tin dưới đây:
Hotline: 0936322525
Fanpage: https://www.facebook.com/tichsancophieu.tudotaichinh
Cộng đồng Tích sản: https://www.facebook.com/groups/332412904496122
Blog: https://tichsancophieu.vn/
.