Mục lục bài viết
PVT – Vững vàng tay lái, vượt sóng vươn xa
I – Tổng quan về doanh nghiệp PVT
Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí tiền thân là Công ty Vận tải Dầu khí, doanh nghiệp Nhà nước, đơn vị thành viên của Tổng công ty Dầu khí Việt Nam (nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc Gia Việt Nam), được thành lập vào ngày 27/05/2002 theo quyết định số 358/QĐ-VPCP của Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ. Chính thức chuyển đổi thành Tổng Công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí kể từ ngày 23/07/2007. Ngoài ra cũng trong năm đó Công ty bắt đầu niêm yết với mã chứng khoán PVT trên sàn giao dịch chứng khoán HoSE. Hiện nay mã cổ phiếu đang được giao dịch với thanh khoản trung bình 10 phiên khoảng 3.3 triệu cổ phiếu.
Tổng công ty Cổ phần Vận tải Dầu khí (HoSE: PVT)
-
Ngành nghề kinh doanh của PVT
Hoạt động kinh doanh của PVT bao gồm hai mảng chính là (1) Dịch vụ vận tải và (2) Dịch vụ kỹ thuật hàng hải. Ngoài ra, PVT còn tham gia hoạt động thương mại hàng hoá và cung cấp một số dịch vụ khác (đại lý hàng hải, sửa chữa tàu biển, môi giới tàu,….).
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh của PVT có thể được hiểu như sau:
Vận tải: Là dịch vụ đóng góp tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp tính đến hết năm 2021. PVT chủ yếu cung cấp dịch vụ vận tải bằng đường biển cho các mặt hàng của ngành dầu khí như dầu thô xăng dầu và khí LPG. Ngoài ra, doanh nghiệp còn cung cấp dịch vụ vận chuyển than cho các nhà máy nhiệt điện ở Việt Nam (Chủ yếu tập trung ở miền Nam), vận tải phân bón, ngũ cốc,….
Tính tới thời điểm hiện tại, quy mô đội tàu của PVT lên đến 36 chiếc với tổng trọng tải đạt trên 1.05 triệu DWT, chiếm gần một nửa tổng trọng tải đội tàu dầu khí ở Việt Nam. Ngoài ra , doanh nghiệp còn thuê một số tàu từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, hoạt động khắp các tuyến nội địa và quốc tế.
Về vận tải dầu thô: PVT đang là doanh nghiệp duy nhất ở Việt Nam sở hữu tàu chở dầu thô với 4 đội tàu, tổng trọng tải đạt 417,929 DWT. Đội tàu chở dầu có độ tuổi trung bình khoảng 16.25 năm. Đây là mức tương đối trẻ khi các tàu trên thế giới trung bình hoạt động từ 20 – 25 năm. Đáng chú ý trong đội tàu vận tải hiện tại của PVT có tàu PVT Athena đã hoạt động khoảng 23 năm, điều này có thể sẽ tác động đến ban lãnh đạo trong việc xem xét thanh lý tàu và có thể mang đến khoảng lợi nhuận đột biến trong tương lai. Hiện nay, PVT đang vận tải dầu thô cho 2 nhà máy lọc dầu ở Việt Nam, bao gồm: Nhà máy lọc dầu Dung Quất (BSR) và Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn (NSR).
Về vận tải xăng dầu thành phẩm: PVT đang vận hành đội tàu chở xăng dầu thành phẩm gồm 15 tàu; tổng trọng tải đạt 344,609 DWT, mức quy mô lớn nhất tại Việt Nam. Hiện tại, toàn bộ đội tàu xăng dầu thành phẩm của PVT đều hoạt động trên tuyến quốc tế với tỷ trọng doanh thu khoảng 70% (Đối tác chủ yếu ở khu vực Châu Á và Trung Đông), 30 % còn lại đến từ vận chuyển xăng dầu tại thị trường nội địa (phân phối cho 2 đơn vị chính là PLX và PVOIL).
Về vận tải khí LPG: Doanh nghiệp đang sở hữu 14 tàu chở LPG với tổng trọng tải đạt gần 100,000 DWT, chiếm gần 100% thị phần về dịch vụ vận chuyển LPG tại thị trường nội địa. Khách hàng lớn trong mảng hoạt động kinh doanh này gồm: Tổng Công ty Khí Việt Nam (PVGAS), Công ty Cổ phần Lọc hoá dầu Bình Sơn (BSR), Nhà máy xử lý Khí – GPP Cà Mau,…
Về vận tải hàng rời: Hiện nay, Doanh nghiệp sở hữu 2 tàu với trọng tải đạt 83,136 DWT. PVT đang tham gia vận chuyển than cho Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1 với sản lượng khoảng 500,000 tấn mỗi năm. Doanh nghiệp cũng đang làm việc với Nhà máy nhiệt điện Thái Bình 1 và 2, Long Phú và Sông Hậu, Duyên Hải 1 và 3.
Dịch vụ kỹ thuật hàng hải: Tính đến thời điểm hiện tại, PVT đang cho thuê tàu FSO để phục vụ khai thác dầu thô tại mỏ Đại Hùng, doanh thu từ dịch vụ này khoảng 43% trong tổng danh thu dịch vụ kỹ thuật hàng hải. Khoảng 57% doanh thu còn lại đến từ dịch vụ vận hành, bảo dương (O&M) cho các tàu FSO/FPSO và dự án khai thác dầu khi tại mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt.
Về dịch vụ cho thuê tàu FSO/FPSO: PVT đã ký hợp đồng 10 năm cho thuê tàu FSO Đại Hùng Queen với PVEP – POC (2015 – 2025), trong đó giá thuê tàu sẽ được xác định dựa trên mức độ biến động giá dầu thô, mỗi 90 ngày sẽ điều chỉnh giá 1 lần. PVTrans vận hành ổn định, an toàn tàu FSO PVN Đại Hùng Queen tại mỏ Đại Hùng, góp phần vào hoạt động khai thác an toàn và ổn định của mỏ với sản lượng khai thác tại mỏ này khoảng gần 11,000 thùng/ngày với tỷ lệ hoạt động (uptime) 100%. Đối với việc quản lý vận hành tàu FPSO Lewek Emas tại Mỏ Chim Sáo, PVTrans tiếp tục duy trì số lượng nhân sự vận hành trên tàu, cũng như quản lý trên bờ với 99% người Việt Nam do PVTrans cung cấp, điều hành. Hiện tàu đang khai thác sản lượng dầu khá lớn khoảng 22,700 thùng/ngày
Về dịch vụ O&M: doanh hoạt động O&M được thực hiện tại 3 mỏ dầu, gồm Đại Hùng, Chim Sáo, Sông Đốc và mỏ khí Sao Vàng Đại Nguyệt. Các mỏ này được đánh giá là có trữ lượng dầu, khí tương đối cao, có thời gian khai thác dài (mỏ còn thời gian khai thác ngắn nhất là mỏ Sông Đốc, khai thác tới năm 2038), qua đó giúp doanh thu từ dịch vụ O&M của PVT duy trì ổn định trong giai đoạn 2020 – 2025.
2. Cơ cấu cổ đông & ban lãnh đạo
Cơ cấu cổ đông của PVT khá cô đặc, phần lớn cổ phần của PVT được nắm giữ bởi các nhà đầu tư tổ chức. Cổ đông lớn nhất hiện nay là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) với tỷ lệ sở hữu là 44%. Các quỹ đầu tư khác nắm giữ khoảng 15% cổ phần, Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam (PVCombank) nắm giữ 4.95% cổ phần và các cổ đông khác nắm giữ 36%
Trong tương lai, PVN dự kiến sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại PVT xuống 36% thông qua hình thức huy động thêm vốn đầu tư từ đối tác chiến lược. Điều này không gây nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho các cổ đông hiện hữu, thậm chí đây lại là bước đệm cho việc tăng trưởng của doanh nghiệp khi PVT có thể sẽ ký kết thêm một số hợp đồng kinh doanh từ các đối tác chiến lược mới này
Đội ngũ quản lý của PVT đều có thâm niên trên 20 năm với công ty và nhiều kinh nghiệm trong chuyên môn của mình.
XEM THÊM: 5 sai nhầm tai hại khi Tích sản cổ phiếu
II – Điều gì ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp ?
Để trả lời câu hỏi trên, trước hết ta phải bóc tách xem, điều gì chiếm tỷ trọng lớn trong doanh thu và chi phí của doanh nghiệp.
Trong doanh nghiệp, Chi phí nhiên liệu đầu vào cho dịch vụ vận tải luôn chiếm tỷ trọng cao, trung bình khoảng 40%, trong đó phần lớn hàm lượng lưu huỳnh lớn hơn 3.5% (dầu HSFO).
Trong cơ cấu doanh thu, dịch vụ vận tải chiếm tỷ trọng lớn của doanh nghiệp. Trong đó, các loại hàng hoá chính mà PVT vận chuyển là các sản phẩm của ngành dầu khí (dầu thô, xăng dầu thành phẩm). Ngoài ra, giá cho thuê tàu từ dịch vụ hàng hải cũng được xác định dựa trên thay đổi giá dầu. Do đó, sự biến động của giá dầu Brent, dầu HSFO, giá cước vận tải biển BDI sẽ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp trong tương lai.
Tại biểu đồ, giá dầu Brent và giá dầu HSFO có biến động ngược chiều với tỷ suất lợi nhuận gộp mảng vận tải của PVT và chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khó dự báo như: Các quyết định tăng/ giảm sản lượng dầu thô của OPEC; tình hình biến động chính trị; thiên tai, dịch bệnh,…
Chỉ số BDI lại biến động cùng chiều với biên lợi nhuận của doanh nghiệp. Yếu tố này chịu ảnh hưởng bởi nhu cầu vận chuyển dầu thô và xăng dầu, công suất đội tàu, diễn biến giá dầu, thời tiết,….
=>>> Như vậy hầu như giá dầu đều ảnh hưởng khá nhiều đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Song chúng tôi cho rằng rất khó để đánh giá sự biến động giá dầu cũng như lợi nhuận của doanh nghiệp, do vậy chiến lược hợp lý nhất nên là tích sản mạnh cổ phiếu khi giá giảm sâu, tỷ suất cổ tức ở mức cao, giá dầu đang ở mức thấp so với trung bình lịch sử.
ĐỌC THÊM: Tích sản cổ phiếu HND – Tại sao không?
III – Tại sao lại lựa chọn tích sản cổ phiếu PVT ?
Doanh nghiệp dẫn đầu thị trường vận tải dầu khí ở Việt Nam
PVT hiện nay đang là doanh nghiệp sở hữu đội tàu dầu khí lớn nhất Việt Nam, chiếm gần 50% tổng trọng tải đội tàu dầu khí năm 2021. PVT luôn duy trì vị thế dẫn đầu với 100% thị phần vận tải dầu thô, 100% thị phần dịch vụ vận tải khí LPG tại thị trường nội địa, 30% thị phần vận tải xăng dầu thành phẩm.
Đội tàu lớn, có độ tuổi trung bình tương đối trẻ, thời gian khai thác lâu dài
PVT hiện đang sở hữu đội tàu vận tải hàng lỏng lớn nhất Việt Nam. Hiện nay, PVTrans đang sở hữu đội tàu gồm 37 chiếc phục vụ an toàn và hiệu quả cho thị trường trong nước và quốc tế, cụ thể 4 tàu chở dầu thô, 15 tàu chở dầu/ hoá chất; 14 tàu chở khí hoá lỏng LPG; 2 tàu chở hàng rời và 2 tàu FSO/FPSO. Dự kiến đến cuối năm 2022, đội tàu có thể đạt 40 chiếc (so với 36 tàu trong năm 2021 và 31 tàu trong năm 2020). Điều này có thể mang lợi nguồn lợi nhuận ổn định của doanh nghiệp trong tương lai.
Thuộc ngành nghề biến động, doanh nghiệp luôn mở rộng, song PVT luôn duy trì trả cổ tức ở mức cao ( cổ tức tiền mặt trung bình hàng năm 1,000 đồng ~ 4 – 5%).
TÌM HIỂU THÊM: Tích sản cổ phiếu REE – Tại sao không?
VI – Cập nhập kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022
1- Đánh giá tình hình kinh doanh PVT
Doanh nghiệp vừa công bố kết quả kinh doanh 6 tháng đầu năm 2022 tương đối khả quan. Cụ thể, doanh thu thuần của PVT đạt gần 4,278 tỷ đồng, tăng trưởng 18.49% so cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ (1) giá cước tàu trở dầu tăng cao sau cuộc khung hoảng Nga – Ukraine; (2) công suất mở rộng trong quá trình đầu tư tàu mới và (3) tình trạng giá dầu tăng cao cũng tác động đến tăng trưởng doanh thu của PVT.
Song trong thời gian qua doanh nghiệp đã (1) gia tăng nợ vay (+19% kể từ đầu năm) nhằm tài trợ cho việc trẻ hoá đội tàu, và (2) trích lập khoản lỗ chênh lệch tỷ giá khiến cho chi phí tài chính tăng mạnh làm cho lợi nhuận ròng của doanh nghiệp đạt 152 tỷ, gần như đi ngang so với cùng kỳ.
Bóc tách cụ thể các mảng kinh doanh của doanh nghiệp. Mảng kinh doanh vận tải chiếm tỷ trọng lớn, cụ thể 6 tháng đầu năm 2022 mảng kinh doanh này đã đóng góp gần 74.3% tổng doanh thu và lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, mức cao nhất trong 5 năm qua.
Về kết quả kinh doanh, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận gộp mảng vận tải lần lượt đạt 3,180 tỷ và 543 tỷ, mức tăng lần lượt 22.3% và 18.4% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ nhu cầu vận chuyển dầu thô, LPG và hoá chất tăng cao do các nhà sản xuất dầu mỏ liên tục gia tăng sản lượng trong bối cảnh giá cao trong thời gian hiện nay.
Ngoài ra, mảng hàng hải dầu khí cũng ghi nhận mức tăng trưởng tương đối lên 8,2% so với cùng kỳ, đạt 564 tỷ đồng do trong thời gian vừa qua (1) giá dầu liên tục tăng cũng như (2) giá cước vận tải dầu thô neo cao dẫn đến giá thuê tàu được điều chỉnh tăng.
2- Sức khỏe tài chính
Quy mô từ vốn chủ sở hữu, tài sản của PVT khá tốt, tài sản cố định tăng dần do trong giai đoạn vừa qua, doanh nghiệp luôn liên tục mua đội tàu mới.
Nợ vay/VCSH tăng nhẹ từ 46.62% lên 52.83%, mức an toàn cho doanh nghiệp. Lãi vay bằng ngoại tế chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh thu và chi phí, cho nên doanh nghiệp không bị chịu quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực mặc dù đồng Việt Nam liên tục mất giá trong thời gian gần đây
Tỷ lệ chiếm dụng vốn luôn duy trì ở mức cao cho thấy đơn vị có vị thế trong quan hệ với các đối tác lớn như BSR, NSR.
Mặc dù lợi nhuận PVT thất thường do yếu tố đặc thù, tuy nhiên doanh nghiệp luôn duy trì trả cổ tức đều đặn hàng năm.
Hàng tồn kho (nhiên liệu trên tàu) kiểm soát tốt, số ngày lưu kho chỉ khoảng 6-7 ngày.
3 – Dòng tiền hài hoà
Dòng tiền từ HĐKD của doanh nghiệp tuy không ổn định nhưng luôn duy trì dương lớn.
Dòng tiền từ đầu tư âm lớn cho thấy doanh nghiệp trong thời gian qua liên tục mở rộng thông qua việc tiến hành mua các đội tàu mới.
Dòng tiền tài chính không đều do doanh nghiệp tiến hành đòn bẩy nợ vay tài chính để thúc đẩy tăng trưởng. Ngoài ra doanh nghiệp cũng duy trì tiến hành trả cổ tức tiền mặt trong giai đoạn vừa qua.
TÌM HIỂU THÊM: Tích sản cổ phiếu một mũi tên trúng hai đích
V – Giai đoạn sắp tới doanh nghiệp có gì ?
1- Sản lượng khai thác dầu mỏ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh giá dầu ít biến động
Mặc dù giá dầu có dấu hiệu giảm nhiệt trong thời gian gần đây, tuy nhiên mức giá hiện tại vẫn duy trì ở mức rất cao so với giá trung bình. Do đó, các nhà sản xuất dầu mỏ nhiều khả năng vẫn sẽ tiếp tục gia tăng sản lượng trong tương lai, thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu vận tải dầu khí, mang lại lợi ích cho các công ty vận tải dầu khí như PVT trong thời gian tới
2- Khoản lợi nhuận bất thường từ việc thanh lý tàu cũ
Theo như chia sẻ từ BLĐ, Doanh nghiệp dự kiến sẽ thanh lý tàu PVT Athena trong nửa cuối năm nay. Giá bán không thấp hơn định giá và phù hợp với giá thị trường tại thời điểm bán. Chúng tôi ước tính việc thanh lý tàu PVT Athena có thể mang lại khoảng 80 – 100 tỷ lợi nhuận tài chính cho doanh nghiệp trong 6 tháng cuối năm 2022 .
3 – Dự kiến đội tàu có thể nâng lên 40 chiếc trong năm 2022
PVTrans không ngừng đầu tư mở rộng và đổi mới đội tàu. Dự kiến đến cuối năm 2022, đội tàu có thể đạt 40 chiếc (so với 36 tàu trong năm 2021 và 31 tàu trong năm 2020). Hầu hết các tàu này đều được ký hợp thuê có kỳ hạn và hoạt động trên thị trường quốc tế từ 1 đến 2 năm. Do đó, lợi nhuận của các tàu này khá ổn định bất kể biến động của giá dầu (tuy nhiên vẫn có 1 số tàu chạy theo giá giao ngay)
Như vậy, việc mở rộng thêm công suất tàu mới sẽ mang lại dòng tiền ổn định cho doanh nghiệp trong tương lai.
4- Cước vận tải quốc tế cao cũng sẽ củng cố lợi nhuận PVT trong ngắn hạn
Theo PVTrans và Clarksons Research, cước thuê định hạn (TC) trung bình đối với tàu chở dầu thô/ sản phẩm dầu/ hoá chất trong 6 tháng đầu năm đã tăng gần 20% so với cùng kỳ. Nguyên nhân đến từ xung đột Nga – Ukraine đã thay đổi cơ cấu trong các tuyến đường vận tải dầu thô, sản phẩm dầu, hoá chất, LPG và than, từ đó thúc đẩy nhu cầu luân chuyển hàng hoá do khoảng cách vận chuyển dài hơn và phí bảo hiểm do rủi ro từ các lệnh cấm tiềm ẩn đối với vận tải cho các công ty của Nga.
Theo PVT, một số hợp đồng vận tải sản phẩm dầu/hoá chất quốc tế của công ty đã được gia hạn với cước vận tải cao hơn trong quý 2/2022, hỗ trợ cho lợi nhuận ròng của PVT. Trong khi đó, các hợp đồng vận tải dầu thô quốc tế của PVT đã được gia hạn với cước vận tải cao hơn vào cuối tháng 6. Điều này sẽ củng cố lợi nhuận ròng của công ty trong giai đoạn còn lại năm.
5 – Rủi ro đầu tư
Rủi ro đến từ yếu tố vĩ mô như căng thẳng leo thang giữa các nền kinh tế lớn, các quyết định tăng giảm sản lượng từ OPEC+, hay do tác động của biến đổi khí hậu khiến giá dầu thay đổi thất thường, dẫn đến lợi nhuận của doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng
Rủi ro cạnh tranh từ đối thủ (không lớn): đội tàu cao ảnh hưởng đến sức cạnh tranh các doanh nghiệp cùng ngành trở nên gay gắt. Nhận thấy điều đó, PVT đã khắc phục bằng cách liên tục bổ sung các đội tàu mới và thanh lý các tàu cũ.
Rủi ro về biến động tỷ giá, lãi suất, tín dụng, thanh toán.
Tìm hiểu các khóa học đầu tư chứng khoán, tự do tài chính tại đây: AzFin Academy
Đọc và tìm hiểu thêm các kiến thức kinh nghiệm đầu tư tại đây: AzFin.vn
Đăng ký tham gia Cộng đồng Tích sản cổ phiếu TẠI ĐÂY!